BangMaple's Blog. Nơi sẻ chia kiến thức!

Quản trị Windows Server cho mọi người - Phần 2

Không có nhận xét nào

Chào các bạn,

Trong bài viết này mình sẽ tiếp tục đi với series Quản trị Windows Server cho mọi người về phần 2.

Sau khi cài đặt và tinh chỉnh cơ bản hoàn tất với Windows Server 2012 trên máy ảo có tên là SRV1. Hãy cùng tiếp tục đi với những bước tiếp theo.

Chúng ta có tên dễ nhớ, máy tính cũng vậy cho nên để nhận diện được máy tính dễ dàng hơn thì chúng ta hãy đặt một cái tên cho nó nhé!

Trước khi định danh cho máy tính, chúng ta hãy cùng nghiên cứu tổng quát về Windows Server đã nhé!
Như bạn có thể thấy bên dưới là thời hạn sử dụng Windows Server 2012 R2, chúng ta sẽ có 180 ngày sử dụng nó trước khi hết hạn, nếu hết hạn thì bạn có thể dễ dàng kích hoạt lại được nên không cần phải lo lắng về vấn đề này nhé!
Hình 1 - Thông báo thời hạn sử dụng Windows Server
Bạn có thể thấy ở dưới là một số icon của Windows Server, nó cho phép chúng ta truy cập dễ dàng đến các dịch vụ của Windows, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc nếu bạn đã từng sử dụng Windows 8-8.1. Chúng ta sẽ không sử dụng âm thanh trong Windows Server nên nếu tắt được âm thanh thì tốt nhất, icon hình Mạng sẽ là nơi chúng ta sử dụng nhiều nhất.
Hình 2 - Các icon của Windows Server
Hình bên dưới sẽ là một số icon của Windows Server, cho phép chúng ta truy cập nhanh chóng ví dụ như là bên trái cùng là icon Windows quen thuộc giúp chúng ta quay về cửa sổ Start.
Icon thứ 2 sẽ là Server Manager, giúp chúng ta quản lý các tài nguyên của Server hiện hành dễ dàng.
Icon thứ 3 sẽ là Windows PowerShell, giúp chúng ta gõ lệnh hoặc lập trình trên đó, cao cấp hơn Windows Command Line mà chúng ta hay sử dụng thường ngày.
Icon thứ 4 thì rất quen thuộc, giúp chúng ta truy cập vào This PC để quản lý tài nguyên của bộ nhớ của từng phân vùng thuộc (các) ổ cứng.

Hình 3 - Các icon taskbar chính của Windows Server
Khi nhấn vào biểu tượng Windows, chúng ta sẽ được dẫn đến Start quen thuộc mà chúng ta đã và đang sử dụng những bản Windows trước đó, cụ thể là Windows 8 - 8.1.
Hình 4 - Start sau khi nhấn icon Windows
Nếu bạn không thích kiểu dáng Start như vậy vì bạn đang sử dụng Windows 7 hoặc 10 thì không cần phải lo, ở màn hình Start đó, hãy gõ "Internet Explorer" thì bạn sẽ được gợi ý IE ngay kết quả đầu tiên, bạn có thể cài đặt các trình duyệt duyệt web khác hoặc là bạn sẽ phải cần tải StartIsBack trên Google Search để có được Start ưng ý nhé.
Hình 5 - Truy cập Internet Explorer
Dưới đây là cửa sổ sau khi bạn cài đặt phần mềm StartIsBack thành công.
Hình 6 - Cửa sổ hiển thị cài đặt StartIsBack thành công
Bạn sẽ có được một Start ưng ý và quen thuộc.
Hình 7 - Start giả lập bởi StartIsBack
Mở icon thứ 2 là Server Manager, bạn sẽ được đưa đến cửa sổ chính của Server Manager và đây là nơi chúng ta sẽ thực hành chủ yếu lên nó.
Hình 8 - Cửa sổ chính của Server Manager
Mở icon thứ 3 là Windows PowerShell, một cửa sổ giao diện dòng lệnh mà chúng ta có thể truy xuất các lệnh giống tương tự với Windows Command Line nhưng cao cấp hơn và màu xanh biển, bạn cũng có thể lập trình script tự động bằng Windows PowerShell.
Hình 9 - Cửa sổ chính của Windows PowerShell
Khi bạn nhấn icon Explorer thì bạn sẽ được đưa đến cửa sổ chính của This PC, tại đây bạn có thể quản lý tệp tin hoặc truy cập vào một số dịch vụ của Windows.
Hình 10 - Cửa sổ chính của This PC
Bạn có thể xem thông tin chi tiết của phân vùng hiện tại thì bạn nhấn chuột phải vào phân vùng đó rồi nhấn Properties để xem chi tiết và thực hiện các thao tác khác.
Hình 11 - Thông tin của phân vùng
Bạn có thể xem chi tiết cấu hình máy và những thứ khác bằng cách nhấn chuột phải vào dòng This PC bên trái và chọn Properties
Hình 12 - Kiểm tra thông tin của máy ảo hiện hành
Một cửa sổ System được hiển thị ra để cho bạn xem chi tiết máy ảo hiện hành.
Proccessor: Tên vi xử lý trên máy thật của bạn
Installed Memory (RAM): Bộ nhớ bạn cấp phát cho máy ảo hiện hành
System Type: Phiên bản hệ điều hành
Hình 13 - Thông tin chi tiết cấu hình máy ảo hiện hành
Bạn có thể chỉnh sửa các thông tin chi tiết của máy ảo bằng cách chọn dòng Advanced system settings.
Hình 14 - Chỉnh sửa chi tiết thông tin máy ảo hiện hành
Để đổi tên của máy ảo hiện hành, bạn chọn qua tab Computer Name và sau đó nhấn nút Change.
Hình 15 - Đổi tên máy ảo hiện hành
Hãy đổi tên thành SRV1 và nhấn OK.
Hình 16 - Đổi tên máy ảo hiện hành
Sau khi đổi tên máy ảo hiện hành thành công, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu khởi động lại máy tính sau. Nhấn OK 2 lần và sau đó chọn Restart Now để khởi động lại.
Hình 17 - Đổi tên máy ảo hiện hành thành công
Để có thể đổi ngày và giờ, bạn chọn vào chỗ thời gian rồi sau đó chọn dòng Change date and time settings...
Hình 18 - Ngày và giờ hệ thống
Thay đổi đúng múi giờ Việt Nam bằng cách chọn nút Change time zone... sau đó chọn múi giờ UTC +07:00 rồi sau đó nhấn OK để hoàn tất.
Hình 19 - Thay đổi múi giờ hệ thống
Xác nhận giờ hiện hành và múi giờ của hệ thống đã chính xác.
Hình 20 - Xác nhận đổi múi giờ thành công
Máy tính nào cũng có một địa chỉ để truy cập giống như địa chỉ nhà, bây giờ chúng ta gần phải gán địa chỉ nhà phù hợp và dễ nhớ cho nó nhé!

Trong menu bar của VirtualBox, chọn File. Sau đó chọn Host Network Manager. Sau đó nhấn Create rồi nhấn Properties, trong phần Adapter, nhập như sau:
IPv4 Address: 172.16.0.1
IPv4 Network Mask: 255.255.0.0
Còn lại để mặc định.
Hình 21 - Tạo host network
Sau khi tạo xong network thì chúng ta vào Settings của máy ảo hiện hành, sau đó qua tab Network. Chọn tên của network giống như lúc mới tạo trong Host Network Manager.
Hình 22 - Gán card mạng mới vào máy ảo
Sau khi chọn, hãy xác nhận chính xác rồi nhấn OK. Sau đó quay lại màn hình máy ảo.
Chọn icon Server Manager, sau đó chọn Local Server rồi chọn dòng Ethernet IPv4 address assigned by DHCP, IPv6 enabled.
Hình 23 - Cấu hình địa chỉ IPv4
Sau đó nhấn chuột phải vào biểu tượng Ethernet rồi chọn Properties, sau đó một cửa sổ mới hiện rồi chọn dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) rồi chọn nút Properties.
Hình 24 - Cấu hình địa chỉ IPv4

Trong cửa sổ mới, ta chọn Use the following IP address, sau đó nhập:
IP address: 172.16.0.101
Subnet mask: 255.255.0.0
Default gateway: 172.16.0.1
Sau khi hoàn tất thì hãy nhấn nút OK là xong.
Hình 25 - Cấu hình địa chỉ IPv4
Xác nhận địa chỉ IPv4 bằng cách mở Windows Command Line, sau đó gõ ipconfig
Hình 26 - Xác nhận địa chỉ IPv4
Sau khi hoàn tất, chúng hãy tạo một Snapshot cho máy ảo hiện hành. Mục đích của Snapshot tồn tại trên phần mềm quản lý máy ảo để tránh trường hợp chúng ta gặp sự cố thì có thể quay lại vào thời điểm lúc chúng ta đã tạo backup. 

Đây là một thử thách cho các bạn.
Tạo một snapshot có Snapshot DescriptionSRV1 - Phan 2
Hình 27 - Tạo một snapshot
Hãy xác nhận snapshot vừa tạo trong VirtualBox.
Hình 28 - Xác nhận snapshot đã được tạo

Lưu trạng thái máy ảo hiện hành bằng cách tắt thông thường rồi chọn Save the machine state.
Hình 29 - Lưu trạng thái hiện hành của máy ảo

Phần 2 đến đây là kết thúc. Hẹn các bạn ở phần 3!
Chúc các bạn học tốt!

--------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo thêm (nên đọc):

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét